CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN – CÁCH ĐIỀU TRỊ

0
1100
CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN - CÁCH ĐIỀU TRỊ

CẬN THỊ

Cận thị, cho đến nay, vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới. Ngoài việc gây suy yếu thị lực, cận thị có thể làm thay đổi cấu trúc của mắt, khiến bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng của cận thị. Người bị cận thị nên biết:

1. Tật khúc xạ cận thị là gì?

CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN - CÁCH ĐIỀU TRỊ
cận thị

Là tật khúc xạ phổ biến nhất, hầu hết bệnh nhân đến các bệnh viện mắt để điều trị cận thị. Người bị cận thường chỉ nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn ở xa. Do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc, người bị cận hay có thói quen nheo mắt để nhìn rõ hơn vật ở xa.

2. Dấu hiệu cận thị

CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN - CÁCH ĐIỀU TRỊ

* Nhìn mờ khi nhìn vật thể ở xa;
* Thường xuyên nheo mắt;
* Nhức đầu do mỏi mắt;
* Khó nhìn vào ban đêm.
Thông thường cận thị có thể được phát hiện sớm ở lứa tuổi học sinh (cận thị học đường hay cận thị bẩm sinh). Đặc biệt, các dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ em như sau:
* Khi xem tivi, trẻ phải lại gần mới xem được.
* Đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.
* Ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được.
* Khi chép bài trên bảng dễ chép sai, sót chữ.
* Hay cúi gần nhìn sách
* Nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.
* Hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.
* Thường kêu mỏi mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt.
* Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt, không thích các hoạt động phải nhìn xa..

3. Phân loại cận thị

CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN - CÁCH ĐIỀU TRỊ

3.1. Cận thị đơn thuần

Đây là loại cận phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học, từ 10 đến 18 tuổi. Người bị cận đơn thuần thường có độ cận dưới 6 diop, có thể kèm loạn thị hoặc không, cận đơn thuần do mắt thường xuyên làm việc trong khoảng cách gần khiến thủy tinh thể phồng lên, không xẹp xuống được. Cận thị đơn thuần thường do chế độ làm việc và di truyền. Bệnh có xu hướng phát triển trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.

3.2. Cận thị thứ phát:

Nguyên nhân là do xơ hóa thủy tinh thể, do tác dụng phụ của thuốc , do đường huyết tăng cao (bệnh tiểu đường) và một số nguyên nhân của rối loạn dinh dưỡng chuyển hoá khác.

3.3. Cận thị ban đêm:

Cận thị ban đêm là tình trạng tầm nhìn và khả năng nhìn bị giảm vào ban đêm hoặc khi ánh sáng yếu. Tuy nhiên vào ban ngày, tầm nhìn của mắt vẫn bình thường. Nguyên nhân do đồng tử điều tiết giãn ra để thu được nhiều ánh sáng hơn dẫn đến việc hình ảnh bị biến dạng khi đến mắt.

3.4. Cận thị giả (Pseudo Myopia)

Xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết, các cơ thể mi phụ trách chỉnh khả năng điều tiết của mắt bị co cứng, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời. Biểu hiện của cận thị giả cũng giống như cận bình thường, tuy nhiên mắt sẽ hồi phục tầm nhìn sau một thời gian nghỉ ngơi. Nếu không phát hiện kịp thời, mắt không thể nhả điều tiết sẽ thành cận thị thật.

3.5. Cận thị thoái hóa

Đây là loại cận nặng nhất, người bệnh thường có độ cận trên 6 diop kèm theo thoái hóa bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, khiến độ cận liên tục tăng, tình trạng cận ngày một nặng hơn. Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu gây các biến chứng như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, tân mạch hắc mạc, glôcôm… Tuy nhiên, bệnh loại này là khá hiếm và thường phát triển khi còn nhỏ, vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để kịp thời phát hiện cận thị học đường và điều trị.

4. Cận thị có chữa được không?

CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN - CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cận thị có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật mắt. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để phẫu thuật tật khúc xạ. Và là phẫu thuật để không bị phụ thuộc vào kính cận chữ không có nghĩa là sau phẫu thuật mắt hoàn toàn biến đổi cấu trúc thành mắt người bình thường.
Vì vậy phương pháp điều trị cận thị tối ưu nhất là đeo kính. Với những trẻ bị cận, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để kiểm tra tiến triển của tật cận thị, thay kính kịp thời để giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc không thay kính định kỳ sẽ khiến thị lực của trẻ giảm sút, đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, độ cận tăng nhanh hơn.

Một số phương pháp điều trị cận thị hiện nay gồm

CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN - CÁCH ĐIỀU TRỊ

1. Đeo kính gọng:

Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng như: ít tham gia được các hoạt động thể thao mạnh, tầm nhìn bị mờ khi trời mưa.

4.2. Đeo kính áp tròng

Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của kính áp tròng là thẩm mỹ cao, nhược điểm là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô. Ngoài ra, kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm mắt. Bệnh nhân phải thay kính khi hết hạn sử dụng và chi phí tương đối tốn kém.

4.3. Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho K

CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN - CÁCH ĐIỀU TRỊ

Phương pháp này sử dụng để trị cận cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật , kính áp tròng ban đêm khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ. Thêm vào đó, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, chỉ có tác dụng tạm thời, giá kính Ortho K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm mắt.

4.4. Phẫu thuật tật khúc xạ ( lasik, femto, smile, không chạm)

CẬN THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN - CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bản chất phẫu thuật là làm thay đổi độ cong giác mạc, làm mỏng giác mạc trong phạm vi cho phép để thay đổi công suất khúc xạ của giác mạc.
Ưu điểm Phẫu thuật tật khúc xạ ( lasik, femto, relex smile, không chạm) là hiệu quả đem lại tốt, độ an toàn cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn và có thể điều trị triệt để tật khúc xạ.

4.5. Phẫu thuật Phakic

Phương pháp này còn gọi là đặt kính nội nhãn, thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm là do có can thiệp nội nhãn nên có nguy cơ tăng nhãn áp,có khả năng viêm nhiễm.

4.6. Phẫu thuật thay thủy tinh thể

Phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao, không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác hoặc có đục thuỷ tinh thể phối hợp.

Nguồn : Facebook BS Nga Phan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here