Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
LẠM DỤNG THUỐC TRA, NHỎ MẮT CÓ CHỨA CORTICOID: HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG
(tên thuốc như Polydexa, Neodex, Polydecaron, Dexacol…)
Đứng trước thực trạng này nhiều người bệnh nhất là ở các vùng nông thôn đã tự ý đi mua các thuốc tra, nhỏ mắt có chứa corticoid về dùng. Các thuốc này trong thành phần thường có một kháng sinh là: polymyxin, neomyxin hoặc chloramphenicol (có tác dụng chống nhiễm khuẩn), và một thành phần là corticoid như dexamethazon (có tác dụng chống viêm rất tốt). Khi tra, nhỏ các thuốc có chứa các thành phần trên sẽ nhanh chóng làm giảm đỏ mắt, người bệnh thấy dễ chịu nên rất thích dùng và còn truyền miệng cho nhau. Nhiều người còn cho đây là thuốc quý chữa bách bệnh nên tích trữ trong nhà, hễ cứ đau mắt là mang ra tra, nhỏ.
Do có tác dụng kháng viêm mạnh nên thuốc không chỉ được sử dụng hiệu quả trong điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em và còn được dùng trong các bệnh như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm thượng củng mạc, viêm bờ mi… Tuy nhiên nếu người bệnh dùng không đúng, lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc kéo dài sẽ gây ra tai biến do thuốc như dị ứng, làm trầm trọng thêm bệnh (Ví dụ, trường hợp bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm hay herpes, nếu nhỏ corticoid sẽ làm bệnh bùng phát và nặng thêm, gây biến chứng thủng giác mạc hoặc sẽ làm cho vết loét rộng ra, lâu làm sẹo và có thể dẫn đến thủng giác mạc, gây mù).
Đây còn là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể (với biểu hiện nhìn mờ như qua một lớp sương, ra trời nắng thấy chói, thị lực giảm đi rất nhiều).
Biến chứng đáng sợ của thuốc nhỏ mắt chứa corticoid là gây tăng nhãn áp, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và gây giảm thị lực vĩnh viễn. Thường hiện tượng tăng nhãn áp không có triệu chứng gì, nhưng nó tiến triển âm ỉ cùng với thời gian nhỏ thuốc kéo dài của bệnh nhân, cho đến khi người bệnh thấy bị giảm thị lực là lúc bệnh đã ở giai đoạn rất nặng. Nếu bệnh nhân biết sớm, đến với bác sĩ nhãn khoa, họ sẽ được điều trị hạ nhãn áp bằng thuốc. Ngưng thuốc nhỏ mắt có corticoid thì nhãn áp sẽ trở lại bình thường. Trong trường hợp đến quá trễ thì chỉ còn cách phẫu thuật nhưng đôi khi cũng không cứu vãn được thị lực.
Một nghiên cứu về đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị glocom do corticoid ở trẻ em mới đây của Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy, đa số trẻ em bị glocom do dùng corticoid kéo dài đến khám ở giai đoạn nặng với biểu hiện bệnh rầm rộ, nặng nề. Kết quả phẫu thuật chỉ bảo tồn được một phần chức năng thị giác và thị trường cho bệnh nhân. Một tỷ lệ không nhỏ bệnh vẫn tiếp tục tiến triển, tỷ lệ thành công sau phẫu thuật giảm dần theo thời gian. Tình trạng trên cho thấy dự phòng vẫn là biện pháp tốt nhất đối với bệnh glocom do corticoid.
Để tránh những hậu quả trên, khi thấy mắt bị đỏ, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để được khám và dùng đúng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt về dùng, nhất là loại thuốc chứa corticoid. Trường hợp cần phải nhỏ trong một thời gian dài nhất thiết phải có sự theo dõi của bác sĩ bệnh viện mắt.
CÁCH PHÒNG NGỪA ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Đeo kính cũng không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh. Vậy phải làm thế nào để phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả?
Khốn khổ vì đau mắt đỏ ở trẻ em cả nhà lây nhau
Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt.
Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, chậu rửa mặt. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do vi khuẩn, virus. Với những trường hợp đau mắt do virus, có thể lây qua nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ hô hấp. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể kèm theo hiện tượng viêm họng hạch hoặc đôi khi có hạch ở tay.
Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.
Đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.
Đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi; qua đồ dùng cá nhân, khăn tay; qua nước bị nhiễm khuẩn (nước hồ bơi). Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống cùng một nhà.
Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ em
– Mắt đau dữ dội, cộm, cảm giác như cát trong mắt; Chảy nước mắt và có nhiều gỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt.
– Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai…
– Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây cho cả nhà và cộng đồng vì vậy cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh:
– Không dụi mắt bằng tay.
– Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng. Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
– Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (sáng, trưa, tối).
Khi đang có dịch đau mắt đỏ – cách xử lý khi trẻ bị đau mắt đỏ
– Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5-7 ngày phải đến khám lại. Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Lau rửa dịch gỉ mắt nhiều lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay. Cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, hoa quả, vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn.
– Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang. Trong nhà có người mắc bệnh cần hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần.
– Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
– Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
– Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
– Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
– Nếu trẻ bị đau mắt đỏ ở trẻ em nên để ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần được can thiệp kịp thời khi bị mắc bệnh.
Một số câu hỏi mà nhiều người quan tâm về đau mắt đỏ
- dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ em
- hiện tượng đau mắt đỏ ở trẻ em
- đau mắt đỏ ở trẻ em có sốt không
- đau mắt đỏ ở trẻ em bao lâu thì khỏi
- bệnh đau mắt đỏ của trẻ sơ sinh
- đau mắt đỏ ở trẻ em uống thuốc gì
- đau mắt đỏ ở trẻ em kiêng ăn gì
- cách chữa đau mắt đỏ ở trẻ em
- điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em