Hậu COVID-19” có thật không và có nguy hiểm không?

0
136
Hậu COVID-19” có thật không và có nguy hiểm không?
Hậu COVID-19” có thật không và có nguy hiểm không?
“Hậu COVID-19” có thật không và có nguy hiểm không?

Tại sao cứ phải là mình?

Lướt Facebook mấy ngày hôm nay sẽ thấy anh em, bạn bè báo tin dương tính đều như vắt tranh đủ để thấy số ca nhiễm thực tế thật sự rất lớn và việc thống kê chính xác là điều bất khả thi. Mà ở đời, khi nỗi sợ lặp đi lặp lại thì người ta sẽ không sợ nữa. Khi đã trang bị đủ vắc-xin thì việc đối diện với COVID-19 của nhiều người, đặc biệt là người trẻ – khoẻ trở nên nhẹ nhàng, dũng cảm hơn hẳn so với thời điểm nửa năm trước.
Từ khoá được nhiều anh chị lo lắng, ám ảnh gần đây nhất không còn là COVID-19 mà lại là “hậu COVID-19”. Từ đó chia sẻ, lan truyền những bài thuốc không rõ nguồn gốc, không có căn cứ khoa học, những thực phẩm xách tay, xách chân với đủ thứ công thức trên đời với kỳ vọng phòng ngừa và chữa trị những bệnh lý “hậu COVID-19”.

“Hậu COVID-19” có thật không và có nguy hiểm không?

Hậu COVID-19” có thật không và có nguy hiểm không?
Hậu COVID-19” có thật không và có nguy hiểm không?
Câu trả lời là CÓ nhưng không phải ai sau khi khỏi bệnh thì đều dính “hậu COVID”. Thậm chí đa số những người mắc COVID đều hồi phục và khoẻ mạnh bình thường.
Những thứ mà chúng ta đọc trên mạng là thiểu số và tất nhiên truyền thông rất biết cách khai thác để đánh vào nỗi sợ của nhân dân. Khi người ta sợ cái gì thì thường có xu thế chú ý hơn tới nó. Một đứa sợ ma thì thường thích xem phim ma, khi đi đường thì thường tò mò về những gốc cây ẩn hiện trong trăng mờ. Một nhân viên lười thì thường để ý lịch trình của sếp.
Nếu nỗi sợ chỉ dừng ở mức độ phản ứng thì không có gì đáng nói ở đây. Nhưng bi kịch ở chỗ, nhiều khi chúng ta lo lắng, sợ hãi một điều vô hình tới mức suy nhược cơ thể, mất ngủ, stress nặng. Bệnh từ đó mà ra.
Trên đời không ai không sợ chết. Nếu chọn ra cái chết nào hạnh phúc nhất thì chỉ có thể là chết hụt mà thôi. Nên khi đọc báo, xem tin tức hàng ngày nghe đến những người không may đột quỵ, đột tử thì :thần hồn nát thần tính”, đau đầu, tức ngực một tí lên hỏi bác sĩ google toàn ra các kết quả “10 dấu hiệu của ung thư”, “7 nguy cơ gây bất đắc kỳ tử”… nên sợ càng thêm sợ. Từ đó chất lượng cuộc sống tuột dốc không phanh.
Không phải ai mắc COVID xong cũng bị Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), mất trí nhớ, viêm đa phủ tạng, sa sút trầm trọng sức khoẻ, mất khứu giác vĩnh viễn… như những gì chúng ta nghe thấy. Đến đây nhiều anh chị sẽ nói “Anh Ba à! Anh nói thế nào í chứ, em bị cô vít xong là yếu hẳn đấy, đi cầu thang mệt lắm chứ không khoẻ như xưa”.
Anh chị nên hiểu rằng bệnh do virus gây ra rất cần thời gian để phục hồi, có thể là vài ngày, có thể là vài tuần và thậm chí và 1-2 tháng… nhưng đa số chúng ta sẽ khoẻ mạnh và lợi hại như xưa. Khi chúng ta tự chọt mũi thấy chỉ còn “1 vạch” thì đồng nghĩa với việc bệnh đã thuyên giảm chứ không phải là hồi phục hoàn toàn, những tổn thương do vi-rút vẫn còn đó nên sẽ còn ho, sổ mũi, nhức mỏi, tiêu chảy… đó là COVID chứ không phải hậu COVID. Đã hết đâu mà đòi hậu?
Các anh chị phải hiểu rằng, những trường hợp bệnh lý nặng là hiếm hoi so với lứa tuổi tương ứng, nếu chúng ta có trái tim khỏe mạnh mấy chục năm nay thì tức là chúng ta đang thực sự khỏe mạnh về tim mạch, vô cùng khó có khả năng bỗng dưng ngã gục nếu duy trì lối sống bình thường như từ trước đến giờ. Một người đột tử trên báo nhưng còn hàng chục triệu người trong đó có chúng ta vẫn đang khỏe mạnh, đừng vì trường hợp cá biệt mà suy nghĩ quá nhiều, khi thần kinh quá căng thẳng thì chính đó là lúc chúng ta tự đầu độc sức khỏe của mình.

WHO định nghĩa “hậu Covid”

Hậu COVID-19” có thật không và có nguy hiểm không?
Hậu COVID-19” có thật không và có nguy hiểm không?
WHO định nghĩa “hậu Covid” là những bất thường còn tồn tại sau ba tháng mắc bệnh, bao gồm các triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, ho dai dẳng, hồi hộp, tim đập nhanh, đau mỏi cơ, thay đổi vị giác, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ, hay quên, khó tập trung, buồn bã, lo âu.
Có rất nhiều lý do để người bệnh mắc phải các hội chứng như trên, trong đó có cả lý do tâm lý. Phần lớn sẽ được cơ thể chúng ta fix lỗi và hồi phục. Một số rất ít mới cần phải can thiệp y khoa. Vì thế không cần phải đợi bị mắc COVID-19 mới lo chăm sóc sức khoẻ và nâng cao sức đề kháng mà phải làm việc này thường xuyên, liên tục. Khi dấu hiệu bất thường kéo quá lâu hoặc ngày càng trầm trọng thì bệnh viện là nơi duy nhất đúng để anh chị trao gửi niềm tin.
Trật cái cổ chân thôi mà đau tận vài tháng mới hồi phục hoàn toàn được thì làm sao đòi người bệnh COVID-19 sau 2 ngày có thể khiêng thùng nước chạy băng băng như xưa?
Lạc quan lên và hãy nghĩ về những điều tốt đẹp. Ôm ấp nỗi sợ vô hình mới chính là thứ độc dược nguy hiểm nhất trên đời.
Cuối tuần rồi, vui lên các em. Gọi điện cho đứa bạn thân, đặt bàn, nướng thịt, lên lẩu, làm vài ly và nghêu ngao hát:
Hãy yêu như chưa yêu thằng nào…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here