[SHARE NGAY – LUẬT AN NINH MẠNG] – VÌ INTERNET LÀ ẢO, RỦI RO LÀ THẬT.
Luật An Ninh Mạng là đề tài hot chỉ sau Biểu Tình “ôn hòa một cách rất bạo động” trong mấy ngày gần đây. Và hôm qua 12.06, hơn 86% đại biểu tán thành và nhất trí thông qua Toàn văn Luật An Ninh Mạng.
Nhưng tại sao lại phải có Luật An Ninh Mạng, người dân chúng ta được gì ?
Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới, tội phạm phát triển nhanh, tình trạng nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng, thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống, xúc phạm nhân phẩm, vi phạm thuần phong mỹ tục diễn ra tràn lan…, cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia còn nhiều lỗ hổng, điểm yếu. Điển hình là sự việc mấy thành phần phản động ra sức sử dụng mạng xã hội để cổ suý, xúi giục, kích động bạo loạn xã hội, lật đổ chính quyền bằng hình thức biểu tình những ngày qua. Đó là lí do vì sao chúng cứ cố phản đối luật an ninh mạng còn chúng ta phải cần Luật An Ninh Mạng càng sớm càng tốt.
Luật An Ninh Mạng quy định rất nhiều điều, tôi chỉ nói ngắn gọn dễ hiểu: Luật An Ninh Mạng ra đời giúp chúng ta có cơ sở luật pháp để bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia, bảo vệ dữ liệu người dùng và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật như tấn công mạng, gián điệp, khủng bố, chống phá nhà nước, trộm cắp, xuyên tạc thông tin, lừa đảo, kích động… Như vậy, bộ luật ra đời sẽ không chỉ giúp đảm bảo được chủ quyền an ninh quốc gia trên internet mà còn làm trong sạch, đem đến sự an toàn thông tin của người dân.
Mặc dù Luật An Ninh Mạng đem lại nhiều lợi ích, dạo qua Mạng xã Hội, hầu hết mọi người chỉ chăm chăm lo lắng Facebook và Google sẽ rời Việt Nam hoặc một số thành phần thường xuyên “ăn đường sóng, nói đường gió” cho rằng đây là cách chính phủ bịp miệng người dân, đi ngược lại với xu thế 4.0 của thế giới.
Thực tế, từ tháng 7/2017, Google, Facebook đã đặt hàng ngàn máy chủ ở Việt Nam, liên kết với các các doanh nghiệp có hạ tầng mạng lớn như: Viettel, VNPT, FPT. Không những thế FB và Google còn được miễn cước thuê chỗ đặt máy chủ. Những máy chủ lưu trữ hệ thống thông tin liên quan đến nhu cầu của người Việt Nam (một phần bộ nhớ cache của Google), giúp khách hàng Việt Nam sử dụng các dịch vụ Google nhanh hơn gấp 2 lần bình thường do không phải thực hiện kết nối ra quốc tế. Với dân số đông, tiềm năng phát triển dịch vụ quảng cáo rất lớn, dù luật có chặt hơn nữa, FaceBook và Google cũng sẽ không bao giờ rời bỏ miếng bánh béo bở này. Không chỉ riêng Việt Nam 18 quốc gia là thành viên của WTO như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Nga, Indonesia, Trung Quốc… đều có quy định phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia và hai ông lớn kia đã phải chấp nhận luật chơi khi họ muốn kinh doanh kiếm tiền từ nước khác.
Luật An Ninh Mạng sinh ra để bảo vệ lợi ích của nhân dân trên không gian mạng. Những kẻ kêu gào bộ luật bịp miệng, mất tự do, dân chủ là những kẻ chỉ làm điều sai trái, vi phạm luật pháp Việt Nam nên mới phải sợ đối diện với bộ luật này đến thế. Luật An Ninh Mạng quy định rõ, chỉ khi có xảy ra tội phạm hoặc điều tra hoạt động vi phạm pháp luật thì cơ quan chức năng mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin liên quan đến đối tượng phạm tội đó. Vì thế, nếu chúng ta đàng hoàng, chấp ngành nghiêm chỉnh pháp luật, không bao giờ cơ quan chức năng kiểm soát thông tin của chúng ta trên mạng internet.
Không chỉ Việt Nam có Luật An Ninh Mạng, tại Đức khi đăng nhập facebook thì ngoài việc đồng ý các điều khoản của Facebook còn phải đồng ý chấp hành Luật về an ninh mạng của Đức chuyên về mạng xã hội, viết tắt là NETzDG, trong đó quy định chế tài các tội danh Âm mưu sử dụng bạo lực lật đổ An ninh quốc gia, Hướng dẫn người khác sử dụng bạo lực đe dọa An ninh quốc gia, Tội giả mạo thông tin gây ảnh hưởng đến an ninh đối ngoại, Hình thành các tổ chức tội phạm, khủng bố ở trong và ngoài nước; sưu tập về các tổ chức này, Tội xúi giục (bạo lực, hận thù), Tội nhục mạ tín ngưỡng, tôn giáo, Phân phối, mua lại và sở hữu nội dung khiêu dâm…. ĐỀU BỊ CẤM HẾT.
Đồng thời, để theo dõi và xử lý các bài viết trên Facebook khi được báo cáo, bộ tư pháp Đức giành riêng 50 nhân viên chuyên về việc này. Những bài viết, hình ảnh vi phạm được báo cáo, Facebook có thời gian 24 tiếng để xóa. Những bài viết lập lờ, mang tính hàm ý thì Facebook có thời gian 7 ngày. Luật cũng quy định nếu Facebook không xóa có thể đối mặt với án phạt 50 triệu Euro.
Phía Facebook cũng thành lập riêng một văn phòng khổng lồ ở Essen với 500 nhân viên cùng với 650 nhân viên trong trung tâm khác trên Berlin do công ty Arvato/ tập đoàn Bertellsmann quản lý, chuyên về việc xem xét và xử lý các bài vi phạm. Như vậy với tổng số 4500 nhân viên chuyên xử lý của Facebook trên toàn thế giới đã có tới 1150 người ở Đức.
Ngoài ra, mỗi trang mạng có cổng tiếp cận với công chúng ở Đức đều có phần thông tin bắt buộc cá nhân hoặc đơn vị điều hành. Ở thời xưa khi mọi thứ còn là bút giấy, thông tin này đã bị bắt buộc vào đầu thế kỷ 16 với mọi công ty, nhà in và cá nhân phát hành thì thời buổi thông tin mạng, luật đã mở rộng hơn. “Impressumspflicht” đó là điều khoản bắt buộc người cung cấp thông tin, dịch vụ phải ghi rõ: tên tuổi, địa chỉ, mã số thuế nếu có, tòa án sở tại nếu đăng ký, email hoặc số fax để liên lạc và số điện thoại.
Như vậy, luật an ninh mạng của Đức có rất nhiều điểm tương đồng với luật của Việt Nam, thậm chí còn chặt chẽ và mang tính quản lý, pháp chế hơn rất nhiều. Và chúng ta cũng thấy, nước Đức vẫn phát triển, quyền con người vẫn đảm bảo, vẫn hội nhập, không hề có sự thụt lùi nào về kinh tế chính trị.
Giống ngoài đời, Internet là một xã hội, dù là ảo nhưng lại tác động sâu rộng đến đời sống hiện thực và vì thế các quy định pháp luật để đảm bảo an toàn internet là một nhu cầu thiết yếu. Bài học nhãn tiền từ việc sử dụng internet để lôi kéo kích động nhân dân phá hoại vẫn còn chưa hết nóng là minh chứng cho nhu cầu về bộ luật này. Tôi tin rằng, với bộ luật An Ninh Mạng, đất nước ta sẽ trở nên yên bình hơn, an toàn hơn để để chúng ta có thể hoàn toàn tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đất nước này trở thành một nơi đáng sống như chúng ta hàng mong đợi.
***nguồn Luật NetzDG: https://www.gesetze-im-internet.de/netzdg/BJNR335210017.html
** nguồn Luật Hình sự Đức: https://dejure.org/gesetze/StGB/1.html
*nguồn báo: https://www.heise.de/newsticker/meldung/Alltag-im-Facebook-Loeschteam-Nach-der-ersten-Enthauptung-geheult-3768497.html
P/s: Đừng nói Châu Âu cũng muốn bưng bít thông tin nhé