Cách phát hiện triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách điều trị tại nhà?

0
2384

Cách phát hiện triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và điều trị hiệu quả nhất giúp bạn chăm sóc bé yêu của mình tốt hơn ngăn ngừa các biến chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sau này cũng như tính mạng của trẻ. Mùa hè oi bức là lúc dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển nhanh chóng nhất, trẻ em với sức đề kháng còn yếu rất dễ bị bệnh nên các mẹ nên có cách phòng ngừa cũng như nhanh chóng phát hiện ra bệnh ở trẻ để có cách điều trị phù hợp nhất. Để các mẹ hiểu hơn về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm.

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở trẻ em

Cách phát hiện triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách điều trị tại nhà?
Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:
* Do virus Dengue gây ra
* Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em:

Cách phát hiện triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách điều trị tại nhà?
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh có 1 sô biểu hiện như sau:
* Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ
* Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
* Chảy máu cam
* Nôn mửa
* Đi ngoài ra máu
* Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
* Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết

Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Cách phát hiện triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách điều trị tại nhà?
Khuyến khích trẻ uống nước
Khi sốt trẻ dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho trẻ dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý cho trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày. Tất cả các loại nước mà trẻ thích đều dùng được như nước cam, nước dừa, nước chanh, nước suối, nước sôi để nguội. Nên thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán.
Không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói.
Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu. Không ăn tiết canh lợn,tiết canh vịt vì trẻ sẽ đi tiêu phân có màu đen, dễ lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hoá.
Điều trị bằng thuốc Tây
Không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh SXH. Chỉ có thuốc hạ sốt và một ít thuốc bổ được thầy thuốc cho bệnh nhân dùng tại nhà. Thuốc hạ sốt chỉ dùng loại không ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn (15mg/kg cân nặng/ lần) ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt. Kết hợp với lau nước ấm nếu bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ C.
Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị SXH.
Tái khám hàng ngày, có khi nhiều lần trong ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của thầy thuốc, không nên tự ý ngừng tái khám, vì có những trường hợp các cháu hết sốt là biểu hiện của bệnh SXH đang trở nặng.
Có 5 dấu hiệu trẻ trở nặng, các bà mẹ cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh.
Chỉ cần có 1 trong 5 dấu hiệu trên thì phải đến bệnh viện gần nhất. Thực tế trong những trường hợp bệnh có dấu hiệu trở nặng, các bà mẹ hay bỏ qua, tưởng cháu bị đau bao tử hay ăn không tiêu nên tiếp tục để tại nhà, khi đưa vào bệnh viện thì đã quá muộn, điều trị khó khăn vô cùng.
Điều trị SXH là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình bệnh nhân và thầy thuốc, trong đó vai trò của người chăm sóc trực tiếp các cháu nói chung, của bà mẹ nói riêng là hết sức quan trọng góp phần bảo vệ sức khoẻ của các cháu một cách tốt nhất.

Phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ em

cach-phat-hien-trieu-chung-sot-xuat-huyet-o-tre-em-va-cach-dieu-tri-suckhoe2t-2
* Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
* Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi
* Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
* Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
* Phát quang bụi rậm
* Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here