Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút

0
1542
Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút

Triệu chứng bệnh gút

Bệnh gút thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tăng dần ở cả hai giới nam và nữ ở các nhóm tuổi cao hơn. Các nghiên cứu ở Việt nam cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh gút: 58,4 ± 10,0 tuổi (thấp nhất: 30 – cao nhất: 90). Có 98,3% các bệnh nhân nằm trong độ tuổi trên 40 tuổi.

Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút

Hình 1:  Din biến t nhiên ca bnh gót tiến trin qua ba giai đon

1. Triệu chứng bệnh gút tăng acid uric không triệu chứng

Thời gian tăng acid uric máu đến khi xuất hiện cơn gút cấp là khoảng 10-30 năm, chưa có bằng chứng tỏ có sự tổn thương của bất kỳ cơ quan nào trong giai đoạn này. Tuy nhiên tại sao và khi nào cơn gút đầu tiên xảy ra vẫn chưa được sáng tỏ.

2. Triệu chứng bệnh gút cấp tính

2.1. Triệu chứng bệnh gút Lâm sàng cơn gút cấp

*  Triệu chứng bệnh gút Cơn điển hình

  • Hoàn cảnh xuất hiện: cơn xuất hiện tự phát hoặc sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống rượu quá mức, một chấn thương, một can thiệp phẫu thuật, một đợt dùng thuốc: Aspirin, thuốc lợi tiểu (Thiazid hoặc Furosemid), thuốc chống lao, thuốc gây hủy tế bào.
  Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút

Hình 2: Viêm khớp trong cơn gút cấp

  • Tiền triệu chứng bệnh gút

+ Rối loạn thần kinh: đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi

+ Rối loạn tiêu hóa: đau thượng vị, táo bón, ợ hơi

+ Rối loạn tiết niệu: đái nhiều, đái rắt

+ Đặc biệt là các triệu chứng bệnh gút tại chỗ: khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái

  • Thời điểm khởi phát: cơn thường khởi phát đột ngột vào nửa đêm
  • Tính chất: khớp đau dữ dội, bỏng rát, thường xuyên đau đến cực độ, mất ngủ, tăng cảm giác đau của da. Đau chủ yếu về đêm, ban ngày có giảm đau. Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi đôi khi sốt 38-38,50C có thể kèm rét run, đau tăng về đêm trong 5-6 đêm tiếp theo đó, ban ngày đau giảm dần có thể hết đau hoàn toàn vào ban ngày.

Triệu chứng bệnh gút thực thể: khớp bị tổn thương sưng, nóng, đỏ. Nếu là khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thường phù nề. Nếu có tràn dịch, có thể chọc dò để lấy dịch xét nghiệm để chẩn đoán.

Đáp ứng với điều trị: nhạy cảm với Colchicin, các triệu chứng viêm thuyên giảm hoàn toàn sau 48 giờ. Đây là một dấu hiệu tốt cho phép chẩn  đoán xác định từ những cơn gút cấp đầu tiên.

Triệu chứng bệnh gút Cơn không điển hình

Khá thường gặp. Do vị trí tổn thương và đặc điểm của thể này mà vấn đề chẩn đoán phân biệt phải đặt ra.

Biểu hiện tại chỗ chiếm ưu thế: dễ nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn.

Biểu hiện tràn dịch chiếm ưu thế: thường ở khớp gối, diễn biến bán cấp, dễ nhầm với lao khớp.

Biểu hiện toàn thân là chính: cơ thể suy nhược, trong khi hiện tượng viêm tại chỗ không đáng kể. Đặc biệt ở các bệnh nhân có tác dụng không mong muốn là tiêu chảy kéo dài khi điều trị colchicin. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là ung thư do thể trạng suy kiệt.

Biểu hiện bởi viêm nhiều khớp cấp: Dấu hiệu gợi ý là khởi phát đột ngột, viêm 3-4 khớp, thường là ở chi dưới. Thể này thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh.

Biểu hiệu viêm cạnh khớp cấp tính: biểu hiện cạnh khớp có thể đơn độc hoặc kèm theo cơn gút cấp có triệu chứng khớp điển hình. Biểu hiện chính là viêm gân do gút, nhất là viêm gân Achille, viêm túi thanh mạc khuỷu tay, hoặc hiếm hơn, có thể gặp viêm tĩnh mạch.

2.2. Các triệu chứng bệnh gút kèm theo

        Có thể gặp béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử cơn đau quặn thận, tiền sử dùng thuốc (các thuốc có thể làm khởi phát cơn đau kể trên), tiền sử gia đình bị bệnh gút.

2.3.  Xét nghiệm và X quang giai đoạn gút cấp

Xét nghiệm acid uric máu: acid uric máu tăng cao: nam trên 70 mg/l (420 mmol/l), nữ trên 60 mg/l (360 mmol/l). Có 40% số bệnh nhân có acid uric máu bình thường trong cơn gút cấp. Trong các trường hợp này, cần làm lại trong nhiều ngày liên tiếp, và không nên chỉ định ngay thuốc hạ acid uric.

– Xét nghiệm acid uric niệu 24h: Xét nghiệm thường được chỉ định với mục đích hướng dẫn điều trị. Nếu ở tình trạng tăng bài tiết acid uric niệu, không được dùng nhóm thuốc hạ acid uric có cơ chế tăng đào thải.

– Xét nghiệm dịch khớp: Trong trường hợp viêm khớp lớn như khớp gối, khớp cổ chân, thường dễ dàng lấy được dịch khớp làm xét nghiệm. Đặc điểm của dịch khớp trong bệnh gút là dịch khớp viêm, rất giàu tế bào (có thể 3.000- 100.000 bạch cầu/ mm3), chủ yếu là bạch cầu đa nhân (không thoái hoá).

 Nếu phát hiện được tinh thể urat, cho phép xác định chẩn đoán cơn gút. Đó là các tinh thể nhọn hai đầu, số lượng có thể ít hay nhiều, nằm ở trong hoặc ngoài bạch cầu. Dưới kính hiển vi phân cực, tinh thể này phân cực rõ. Tinh thể bị phân huỷ bởi enzym uricase.  Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút  Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút
Tinh thể urat
hình kim
Tinh thể pyrophosphat calci hình gậy đầu tù

– Xét nghiệm chức năng thận: Cần phải thăm dò  tổn thương thận và chức năng thận một cách có hệ thống: urê, creatinin máu, protein niệu 24h, tế bào niệu, pH niệu, siêu âm thận… Đôi khi chỉ phát hiện được sỏi thận khi làm UIV.

– Xét nghiệm phát hiện các bệnh lý kết hợp: Cần thăm dò lipid máu, triglycerid máu, cholesterol máu, đường máu, đường niệu vì các rối loạn chuyển hoá này thường kết hợp.

– Các xét nghiệm thông thường: Tốc độ lắng máu thường tăng cao (có thể trên 100 mm giờ thứ nhất). Bạch cầu tăng, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

– X quang khớp tổn thương:  Giai đoạn gút cấp đầu tiên, hình ảnh X quang khớp nói chung bình thường.

3. Triệu chứng bệnh gút mạn tính

Viêm khớp trong cơn gút đầu tiên chiếm khoảng 10 – 15% các trường hợp. Nếu không điều trị thì cơn gút cấp thường giảm sau vài ngày, tuy nhiên có thể kéo dài vài tuần. Sau khi cơn gút cấp kết thúc, giữa các đợt cấp, các khớp đã bị tổn thương hầu như không có triệu chứng, nhưng các vi tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân  mà có thể có các cơn thưa: hoặc là vài tháng, thậm chí vài năm mới có một cơn. Đôi khi có các cơn liên tiếp: cơn càng mau, mức độ cơn càng trầm trọng. Tổn thương có thể ở khớp ban đầu, song thường gặp là tổn thương thêm các khớp khác: ngón chân cái bên đối diện, khớp bàn-ngón, khớp cổ chân, gối. Khớp khuỷu, cổ tay hiếm gặp hơn; các khớp ở bàn tay càng hiếm gặp ở giai đoạn gút cấp, song rất thường gặp ở giai đoạn gút mạn. Không gặp khớp vai, háng, cột sống.

Vì vậy có thể tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp và phát hiện các tổn thương xương trên phim chụp Xquang. Gần đây, các nghiên cứu sử dụng siêu âm đánh giá tình trạng lắng đọng acid uric  cho thấy có thể phát hiện sớm các tổn thương này.

Cuối cùng, sau khoảng 10 đến 20 năm với các đợt gút cấp, bệnh tiến triển thành gút mạn có hạt tô phi. Lúc này, các biểu hiện lâm sàng, sinh hoá, X quang là biểu hiện của sự tích luỹ urat ở các mô, chứng tỏ quá trình mạn tính. Gút mạn tính có các biểu hiện sau: hạt tôphi, bệnh khớp mạn tính do muối urat, bệnh thận do gút.

3.1. Hạt tôphi

Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút  

 

Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút

 

 

Hạt tô phi ở giai đoạn không viêm Hạt tô phi ở giai đoạn viêm, sắp vỡ

       

 

Nguồn gốc của hạt là do tích luỹ muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết, tăng dần sau nhiều năm, tạo thành các khối nổi lên dưới da. Đặc điểm của hạt tôphi:

Vị trí thường gặp: vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp tổn thương, ở bàn chân, bàn tay, cổ tay. Hạt có thể ở trong các gân, nhất là gân Achille.

Hình dạng tròn hoặc ô van, số lượng có thể từ một vài hạt đến rất nhiều hạt. Kích thước có thể rất khó phát hiện (0,5-1 mm), hoặc có thể rất to (3-10 cm). Hạt thường gồ ghề, có thể rắn chắc hoặc mềm, tuỳ tình trạng của bệnh, ấn không đau

 Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút
Hạt tô phi ở vành tai

           Da phủ trên hạt mỏng bình thường, màu sắc da phụ thuộc tình trạng viêm của hạt. Qua lớp da có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của các tinh thể u rat trong hạt tôphi. Hạt có thể ở tình trạng viêm cấp (da nóng, đỏ), hoặc chảy ra chất nhão và trắng như phấn, hoặc rỉ dịch vàng.

Hạt thường là nguyên nhân gây biến dạng, vô cảm và hạn chế vận động chức năng của bàn tay bàn chân trong trường hợp tiến triển lâu năm và bệnh nặng.

3.2.  Tổn thương khớp mạn tính do muối urat

Do tích luỹ muối sodium urat trong mô cạnh khớp, trong sụn, và trong xương.

– Lâm sàng: Tổn thương khớp xuất hiện muộn, trong thể nặng, thể tiến triển, điều trị chưa thích đáng.

Vị trí tổn thương: chủ yếu ở các khớp đã bị tổn thương trong cơn gút cấp. Lúc đầu thường ở chi dưới, sau đó, tổn thương thêm các khớp chi trên, đặc biệt ở khuỷu, bàn ngón tay… dễ nhầm với viêm khớp dạng thấp.

Tính chất: đau khớp kiểu cơ học, tiến triển bán cấp với các đợt cấp tính. Khớp thường bị biến dạng do huỷ hoại khớp và do các hạt tôphi ghồ ghề như các mấu quanh các gốc cây già. Viêm khớp thường không đối xứng, kèm theo cứng khớp.

–  X quang: Có các khuyết và hốc rất gợi ý. Có thể là một hoặc nhiều hốc, có thể rất lớn, làm cho các xương ống của đầu ngón có dạng móc câu. Có những khuyết xương ở xa vị trí bám của màng hoạt dịch. Có hình ảnh tân tạo xương, đôi khi có rất nhiều gai xương. Khe khớp hẹp. Có thể gặp hoại tử vô khuẩn đầu xương đùi kết hợp với gút.  Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút
X-quang tổn thương xương khớp  trong gút mạn tính

 

Hình ảnh siêu âm khớp tổn thương  do gút

Trong bệnh gút siêu âm có thể phát hiện được hình ảnh lắng đọng tinh thể urat tại sụn khớp ở những cơn gút cấp đầu tiên hoặc ngay cả khi chưa có triệu chứng trên lâm sàng, biểu hiện bằng hình ảnh đường đôi. Siêu âm có thể phát hiện sớm các biến đổi ở phần mềm, sụn khớp và xương do bệnh gút gây ra như hạt tô phi, hình ảnh khuyết xương, lắng đọng tinh thể urat trên sụn khớp, tràn dịch khớp. Nhiều nghiên cứu về siêu âm đã mô tả dấu hiệu đường đôi gặp tỷ lệ 31 – 92% và khuyết xương là 65 – 82 %. Năm 2007 Rettenbacher đã nhấn mạnh siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh gút với độ nhạy 96% và độ đặc hiệu 73%

     

Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gútHình ảnh đường đôi khớp bàn ngón chân  Triệu chứng bệnh gút và biểu hiện bệnh gút

Hình ảnh đường đôi khớp cổ chân

3.3.  Biểu hiện thận

Gồm hai loại tổn thương là sỏi urat và viêm thận kẽ do tinh thể urat.

– Sỏi urat:. Sỏi urat thường biểu hiện lâm sàng bằng cơn đau quặn thận, hoặc chỉ đái máu. Hiếm gặp các đợt nhiễm trùng tiết niệu. Có thể biểu hiện bằng biến chứng tắc nghẽn (vô niệu do sỏi). Sỏi không cản quang, chỉ thấy được trên siêu âm và UIV, thường hai bên.

– Tổn thương thận kẽ: Tổn thương thận kẽ do gút ít gặp. Bệnh có thể độc lập, không kết hợp với sỏi thận. Triệu chứng: protein niệu không thường xuyên và vừa phải; đái máu, bạch cầu niệu vi thể. Toan máu có tăng chlo máu biểu hiện khá sớm; thường kết hợp tăng huyết áp.

– Suy thận: trước kia, suy thận tiến triển rất hay gặp ở bệnh nhân gút; có 25% bệnh nhân gút tử vong do bệnh thận nhưng ngày nay tỷ lệ này đã giảm đi nhiều. Tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm độc chì mạn tính và xơ vữa động mạch là những yếu tố quan trọng góp phần gây ra biến chứng này.

Phạm Hoài Thu

Xem thêm về chẩn đoán và điều trị bệnh gút tại Việt Nam

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here